Phong thuỷ nhà ở
Phong thuỷ hũ gạo nhà bếp: Cách sắp đặt đúng chuẩn để chiêu tài, nạp khí, đón lộc
Nếu bạn thực sự muốn dùng theo cách chiêu tài đón lộc của người xưa thì bạn hãy nắm kỹ những quy tắc này để sớm rước tài lộc, đón hưng vượng vào nhà.
Hũ gạo là một vật dụng vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi người dân Việt, cùng với tủ lạnh hoặc tủ đựng thực phẩm thì hũ gạo là nơi tích trữ lương thực của mỗi gia đình. Ngoài ý nghĩa trực tiếp này thì theo quan niệm phương Đông, hũ gạo còn tượng trưng cho “kho lương” và sự no đủ của gia chủ. Vậy làm sao để bố trí hũ gạo cho căn bếp vừa có tác dụng thẩm mỹ, lại vừa thu tài hút lộc cho gia đình?
1. Vị trí đặt hũ gạo
Theo như phong thuỷ học, hũ gạo dùng để chứa lương thực, trong Ngũ hành thuộc hành Thổ. Vì vậy, trước tiên nên xét tới phương vị trong vị trí, hũ gạo đặt ở hướng Thổ sẽ hưng vượng nhất, nghĩa là hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của ngôi nhà.
Hũ đựng gạo nên đặt ở vị trí khuất, nếu có thể lựa chọn hướng thì đạt ở vị trí tây nam, đông bắc.
Bên cạnh đó, Ngũ hành Mộc khắc Thổ, gia chủ không nên đặt hũ gạo ở hướng Nam hoặc Đông Nam của ngôi nhà vì dễ khiến tài lộc hư hao, thất thoát, vận may cũng tự nhiên mà không còn nữa. Đồng thời, trên thực tế, hũ gạo đại diện cho phương diện tài lộc của gia chủ, không nên đặt ở nơi dễ nhìn hoặc trong tầm mắt khi từ ngoài cửa bước vào. Thay vào đó, gia chủ nên đặt ở những nơi khô thoáng, kín đáo, nếu muốn tiện lợi hơn thì vẫn nên đặt trong nhà bếp.
2. Chất liệu của hũ gạo
Thay vì sử dụng chất liệu kim loại hoặc gỗ, gia chủ nên sử dụng hũ gạo làm từ gốm sứ hơn. Gốm sứ thuộc hành Thổ, hũ gạo làm bằng gốm sứ giống như là một mảnh đất sinh ra tài lộc, sự sống, biểu tượng của sự hưng vượng, tốt lành. Sự kết hợp giữa Thổ của gạo và Thổ của chất liệu gốm sứ càng giúp cho Thổ khí thêm bền bỉ và ổn định, mang tới những điều tốt lành cho gia chủ.
Trong phong thuỷ nhà ở, kim loại và gỗ không phù hợp với ngũ hành của gạo.
Hũ gạo làm bằng kim loại thuộc hành Kim, sớm muộn sẽ hút hết Thổ khí của gia chủ. Còn trong trường hợp hộp làm bằng gỗ thì Mộc của hũ gạo sẽ khắc với Thổ của gạo. Vì thế, hũ gạo làm bằng kim loại hoặc gỗ cũng ngụ ý của điềm xấu, không tốt lành, phá tài phá lộc của gia chủ. Trường hợp hũ gạo làm bằng gỗ không còn gây tác hại gì nữa đều đã được làm phép hoá giải. Thời buổi hiện nay, nhiểu gia đình sử dụng hũ nhựa để đựng gạo, vật liệu này chỉ tiện ích chứ không có ý nghĩa trong phong thuỷ nhà ở, ngoài ra thì nếu dùng nhựa không tốt lại có hại cho sức khoẻ các thành viên trong nhà.
3. Hình dáng của hũ gạo
Tốt nhất là nên chọn hũ gạo có hình tròn, thuộc hành Thổ, còn đối với các hình khác như hình chữ nhật, hình vuông hay những hình có nhiều góc nhọn khác đều không nên sử dụng vì mang nguồn vận khí xấu.
Hũ gạo càng cao và càng sâu là biểu hiện tiêu biểu thể hiện sự đủ đầy, sung túc và lâu dài của gia chủ.
Đối với hũ gạo cũng cần chọn lựa kích thước để mang lại sự may mắn, hưng vượng nhất có thể, chẳng hạn nên chọn hũ gạo cao và sâu thay vì lấy loại nông và cạn. Đơn giản một điều mà chúng ta vẫn được chứng kiến hàng ngày, hũ gạo đại diện cho cái miệng, sự no đủ và dư dả trong cuộc sống. Hũ gạo càng cao và càng sâu là biểu hiện tiêu biểu thể hiện sự đủ đầy, sung túc và lâu dài của gia chủ.
4. Màu sắc của hũ gạo
Một hũ gạo mang lại may mắn cho phong thuỷ nhà ở khi nó có màu nâu đất hoặc vàng đất vì mang Thổ khí vượng. Nếu là thời xa xưa, màu sắc này lại càng phổ biến trong nhiều gia đình vì đơn thuần nó mang lại sự may mắn và lộc tài cho các thành viên trong gia đình.
Một hũ gạo mang lại may mắn cho phong thuỷ nhà ở khi nó có màu nâu đất hoặc vàng đất.
Hiện nay, công nghệ tiên tiến và phát triển, hũ gạo bằng một cách nào đó đã có nhiều màu sắc và hoạ tiết hơn. Tuy nhiên, những hũ gạo càng sặc sỡ và phức tạp như vậy, lại càng khó thu hút tài lộc hơn vì đơn giản là nó không mang một ý nghĩa phong thuỷ nào.
5. Không nên đặt ở Tài vị
Gia chủ không nên đặt hũ gạo ở nơi Tài vị, vì ít nhiều cũng đè nén sự hưng vượng của tài khí trong nhà và mỗi ngày chỉ nên mở hủ gạo với số lượng ít, thời gian ngắn và tần suất nhỏ. Do là vật phẩm nặng nề nên theo như quy tắc phong thuỷ thì hũ gạo dùng để đặt ở những nơi có tác dụng trấn át hoạ khí, sát khí, nếu đặt ở Sát vị thì độ nặng của nó có thể trấn tà chế sát.
Đặt hũ gạo ở nơi Tài vị thì ít nhiều cũng đè nén sự hưng vượng của tài khí trong nhà.
6. Tác hại của việc để hũ gạo trống rỗng
Chính vì hũ gạo đại diện cho “kho lương”, cho tài lộc cũng như sự no đủ, sung túc của gia đình, vì vậy gia chủ nên cố gắng giữ cho hũ gạo được đầy. Tuy nhiên, trong trường hợp khác, giữ ít gạo trong hũ cũng được coi là tài lộc còn vượng lại.
Thùng gạo, hũ gạo tượng trưng cho “kho lương” và sự no đủ của gia chủ.
Gạo trong hũ hết chẳng khác nào lương bổng vừa đến đã đi, ngược lại sẽ giúp gia chủ mở cửa tài lộc, đón sự sang giàu, phú quý và cuộc sống đủ đầy. Ngoài ra, vào những ngày đầu năm mới, gia chủ có thể phủ lên hũ gạo một tấm vải màu đỏ để gia tăng may mắn, có cơ hội thúc đẩy tài lộc vượng phát. Còn để một phong bao lì xì đỏ dưới hũ gạo là cách để giữ lại tài lộc trong gia đình.
Lời kết: Hũ gạo có công dụng đơn thuần chỉ là nơi trữ gạo mà còn mang ngụ ý là kho lương trong nhà, là nơi trữ tài hút lộc. Những thông tin về phong thuỷ hũ gạo trên được người xưa đúc kết và lưu truyền lại rất đáng để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên thì đời sống hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng nếu bạn thực sự muốn dùng theo cách chiêu tài đón lộc của người xưa thì bạn hãy nắm kỹ những quy tắc trên đây, gia chủ sẽ sớm rước tài lộc, đón hưng vượng vào nhà.